“Tác hại của ma tuý, shisa, bóng cười và thuốc lá điện tử”

Những năm gần đây, tại Việt Nam xuất hiện nhiều sản phẩm được gọi là thuốc lá điện tử (Eletronic Nicotine Delivery – ENDs), thuốc lá nung nóng (Heated Tobaco Product-HTTPs) và shisha. Các sản phẩm này được mua bán, quảng cáo phổ biến nhất là trên không gian mạng với nhiều thiết kế đa dạng, kiểu dáng và nhiều hương vị hấp dẫn giới trẻ dẫn đến việc sử dụng đang có xu hướng tăng nhanh. Hiện nay có khoảng 20.000 loại hương liệu được sử dụng trong các sản phẩm thuốc lá điện tử, trong đó có nhiều hương liệu độc hại. Theo điều tra của Tổ chức y tế thế thế giới, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh từ 15-17 tuổi tại Việt Nam là 2,6%; từ 13-15 tuổi là 3,5%.

Thuốc lá điện tử có chứa nicotine là chất gây nghiện, gây các bệnh về tim mạch, hô hấp, tiêu hóa. Thành phần của dung dịch thuốc lá điện tử còn có glyecerin, proplylene glycol, có thể tạo thành propylene oxide – đây là chất gây ung thư khi được đun nóng và hóa hơi. Qua phản ánh của các cơ sở khám chữa bệnh cho thấy gần đây nhiều trường hợp các em học sinh phải cấp cứu vì bị ngộ độc nicotine và các dung dịch có trong sản phẩm thuốc lá này. Ngoài tác hại giống như thuốc lá điếu thông thường, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng còn có nguy cơ làm phát sinh tệ nạn xã hôi, nhất là sử dụng ma túy và các chất gây nghiện khác.

2. Tình trạng mua bán, tổ chức, chứa chấp, sử dụng trái phép chất ma túy và các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến “bóng cười” tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện (quán bar, karaoke, khách sạn, nhà nghỉ…) diễn biến phức tạp. Lực lượng Công an đã phát hiện, đấu tranh, xử lý hàng trăm người sử dụng trái phép chất ma túy, “bóng cười”, trong đó tập trung chủ yếu là giới trẻ, độ tuổi từ 16 – 30 tuổi. Trong khi đó, một bộ phận giới trẻ cho rằng sử dụng ma túy tổng hợp, “bóng cười” là không nguy hiểm, không gây nghiện, là sành điệu, là đẳng cấp và thường là điểm đến cuối cùng của các cuộc vui chơi. Tuy nhiên, việc lạm dụng, sử dụng “bóng cười” gây ra những tác hại nghiêm trọng tới sức khỏe. Bên cạnh đó, các đối tượng mua bán trái phép chất ma túy, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy lợi dụng trộn lẫn ma túy vào khí cười, “bóng cười”, shisha nhằm dụ dỗ, lôi kéo giới trẻ tham gia sử dụng trái phép chất ma túy.

3. Ma túy “núp bóng” pha trộn, đóng gói dưới dạng thực phẩm, đồ uống, thuốc lá điện tử, thảo mộc…là những kiến thức cần thiết để gia đình, nhà trường, thanh thiếu niên cần nâng cao cảnh giác. Đây là thủ đoạn tinh vi của tội phạm nhằm che giấu cơ quan chức năng để vận chuyển, mua bán trót lọt, thực chất đó là ma túy pha trộn với thực phẩm, đồ uống như vụ học sinh ở Quảng Ninh sử dụng kẹo có chứa chất ma túy, bị ngộ độc phải cấp cứu (2021), vụ bán nước xoài có chứa chất ma túy tại Thành phố Hồ Chí Minh (2020), vụ sử dụng socola nhãn hiệu Chill Max có chứa chất ma túy tại Hà Nội (2022)…Bên cạnh đó, nhiều loại ma túy “núp bóng” khác như “nước vui”, “nước biển”, “nước xoài”, “nước nho”, bánh cần, bánh lười “lazy cakes”, trà chanh, nước giải khát, thảo mộc…Các đối tượng mua bán, vận chuyển trái phép ma túy liên kết với nhau, hình thành các nhóm tội phạm ở các địa bàn, giao dịch chủ yếu thông qua vận chuyển hàng hóa bằng ship COD.

 Do đó để bảo vệ con em chúng ta trước những cạm bẫy của ma túy, mỗi gia đình cần nâng cao cảnh giác, trang bị kiến thức, cách nhận biết ma túy “núp bóng” pha trộn dưới dạng thực phẩm, đồ uống, thuốc lá điện tử, thuốc lá điếu, quan tâm, giáo dục con em tránh xa ma tuý, shisa, bóng cười và thuốc lá điện tử ./.

                                                                                                                                                                                           Nguồn Công an tỉnh Thái Bình

Bình luận

LIÊN KẾT

return to top