Theo Quyết định 750/QĐ-TTg ngày 01/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ, lãi suất cho vay hộ nghèo là 6,6%/năm (0,55%/tháng).
– Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay.
2. Thời hạn, mức cho vay vốn hộ nghèo
– Ngân hàng chính sách có các gói vay vốn hộ nghèo sau:
- Cho vay ngắn hạn: Cho vay đến 12 tháng.
- Cho vay trung hạn: Trên 12 tháng đến 60 tháng.
- Cho vay dài hạn: Trên 60 tháng đến 120 tháng.
– Mức cho vay tối đa đối với một hộ nghèo là 100 triệu đồng. Trong đó:
- Cho vay sửa chữa nhà ở: Tối đa không quá 3 triệu đồng/hộ.
- Cho vay điện thắp sáng: Tối đa không quá 1,5 triệu đồng/hộ.
- Cho vay nước sạch: Tối đa không quá 10 triệu đồng/công trình/hộ.
- Cho vay hỗ trợ một phần chi phí học tập cho con em hộ nghèo theo học tại các cấp học phổ thông: Tổng Giám đốc ủy quyền cho Giám đốc chi nhánh các tỉnh, thành phố quyết định trên cơ sở 4 khoản chi gồm: Tiền học phí, tiền xây dựng trường, tiền sách giáo khoa và tiền quần áo đồng phục.
- Còn lại là cho vay để sản xuất kinh doanh, dịch vụ.
3. Điều kiện vay vốn hộ nghèo
Điều kiện vay vốn hộ nghèo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 78 bao gồm:
– Hộ nghèo cư trú hợp pháp tại địa phương nơi cho vay.
– Có tên trong danh sách hộ nghèo tại xã, phường, thị trấn theo chuẩn nghèo do Thủ tướng Chính phủ công bố từng thời kỳ.
– Hộ nghèo được Tổ tiết kiệm và vay vốn bình xét, lập thành danh sách có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Trong đó, vốn vay được sử dụng vào các việc quy định tại Điều 14 Nghị định 78:
– Mua sắm vật tư, thiết bị; giống cây trồng, vật nuôi; thanh toán các dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh;
– Góp vốn thực hiện các dự án hợp tác sản xuất, kinh doanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
– Giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về nhà ở, điện thắp sáng, nước sạch và học tập.